Nhiệm vụ và hoạt động Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và Tổng thống Hoa Kì Donald Trump phát biểu trên JS KagaLính Lực lượng Phòng vệ Mặt đất tập luyệnLực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản cứu trợ thiên tai

Lực lượng Phòng vệ có vai trò cứu trợ thiên tai theo Điều 83 của Luật tổ chức Lực lượng Phòng vệ năm 1954. Các đơn vị phải giúp các thống đốc tỉnh dập lửa, tìm kiếm cứu nạn và chống lũ lụt bằng cách gia cố các bờ bao và những con đê nếu được xin.

Cuối tháng 6 và đầu tháng 7 năm 2014 Thủ tướng Abe Shinzo cùng nội các dỡ bỏ lệnh cấm quân đội Nhật Bản hoạt động ở nước ngoài, thi hành từ cuối Thế chiến lần thứ hai, để củng cố vị thế của Nhật Bản trước Trung Quốc ngày càng lấn áp và vụ thử vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Tuy được xem là phù hợp với Điều 9 Hiến pháp, chính phủ báo hiệu có thể tìm cách giải thích lại điều khoản này trong tương lai.

Gìn giữ hoà bình

Quân phục lính Lực lượng Tự vệ Nhật Bản phục vụ ở Baghdad, Iraq (tháng 4 năm 2005)Máy bay C-130 Hercules của Lực lượng Tự vệ Trên không trợ giúp lính Nhật ở IraqTàu cung cấp của Lực lượng Phòng vệ Biển tiếp nhiên liệu cho tàu USS Decatur trên Ấn Độ Dương

Tháng 6 năm 1992 Quốc hội Nhật Bản thông qua Luật hợp tác gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc cho phép Lực lượng Phòng vệ tham gia những hoạt động y tế, đưa đi hồi hương người tị nạn, hậu cần, tái thiết cơ sở hạ tầng, giám sát bầu cử, và trị an của Liên hợp quốc theo các điều kiện nghiêm ngặt.[61]

Lực lượng Phòng vệ ở Campuchia cùng nỗ lực ngoại giao của Nhật Bản góp phần thực hiện thành công Hiệp định Hoà bình Paris năm 1991.

Chánh văn phòng Nội các Machimura Nobutaka đã nói rằng đang thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru và Bộ trưởng Ngoại giao Komura Masahiko về khả năng làm luật cho phép Lực lượng Phòng vệ gia nhập các đoàn gìn giữ hoà bình ở nước ngoài.[62] Theo tờ báo Mainichi Shimbun chính phủ đã xem xét thông qua luật gìn giữ hoà bình.[63] Năm 2014 không có tiến triển do Đảng Công Minh lo rằng Lực lượng Phòng vệ có thể bị cử tham gia đoàn gìn giữ hoà bình không liên hệ tới Nhật Bản.[64]

Năm 2004 chính phủ Nhật Bản ra lệnh triển khai một đội của Lực lượng Phòng vệ đến trợ giúp xây dựng lại Iraq theo yêu cầu của Hoa Kì, một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Nhật Bản vì là lần đầu tiên Nhật Bản đưa quân ra nước ngoài kể từ Thế chiến lần thứ hai, trừ một vài hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc. Công chúng tranh cãi nhau dữ dội, đặc biệt là vì hiến pháp quy định quân đội Nhật Bản chỉ được tự vệ, trong khi hoạt động ở Iraq dường như chẳng liên quan gì đến nhiệm vụ đó. Mặc dù có vũ khí, vì bị hiến pháp hạn chế nên Lực lượng Phòng vệ phải được các đơn vị Lực lượng Đặc nhiệm Nhật Bản và các đơn vị Úc bảo vệ. Lính Nhật ở Iraq chỉ làm công tác nhân đạo và tái thiết và không được bắn trừ khi bị bắn trước. Năm 2006 Nhật Bản lui binh.

Lực lượng Nhật Bản thường xuyên có mặt trong các đội cứu trợ thiên tai quốc tế: Rwanda (1994), Honduras (1998), Thổ Nhĩ Kỳ (1999), Tây Timor (1999–2000), Afghanistan (2001), Iraq (2003), Iran (2003–2004), Thái Lan (2004–2005), Indonesia (2005, 2006, 2009), Nga (2005), Pakistan (2005, 2010), Haiti (2010), New Zealand (2011).[65] Sau trận động đất ở Haiti thì Nhật Bản triển khai một đội bao gồm kỹ sư, máy ủi, và máy móc hạng nặng để giúp đỡ Phái bộ Bình ổn của Liên hợp quốc tại Haiti. Nhiệm vụ của họ là gìn giữ hoà bình, dọn dẹp đống đổ nát, và xây dựng lại đường xá nhà cửa.[66]

Lực lượng Phòng vệ có tiến hành các hoạt động ở nước ngoài như phái lực lượng gìn giữ hòa bình tới Campuchia. Năm 2003 Nhật Bản ban hành luật đối phó với các cuộc tấn công vũ trang và sửa đổi Luật tổ chức Lực lượng Phòng vệ.

Hoạt động hải quân ở nước ngoài

Lực lượng Phòng vệ Đánh biển đã triển khai lực lượng ngoài khơi Somalia để bảo vệ các tàu Nhật khỏi cướp biển Somalia, bao gồm hai tàu khu trục có khoảng 400 thuỷ thủ, trực thăng tuần tra, tàu cao tốc, tám sĩ quan của Đội Cảnh vệ Bờ biển để thu thập bằng chứng tội phạm và xử lý các nghi phạm cướp biển, một lực lượng biệt kích từ Đơn vị Lên máy bay Đặc biệt tinh nhuệ, và máy bay tuần tra P-3 Orion ở Vịnh Aden.[67] Ngày 19 tháng 6 năm 2009 Quốc hội Nhật Bản thông qua luật chống cướp biển, cho phép quân Nhật bảo vệ các tàu thuyền không phải của Nhật Bản.[68] Tháng 5 năm 2010 Nhật Bản thông báo ý định xây dựng căn cứ hải quân thường trực ở Djibouti để cung cấp an ninh cho các tàu Nhật chống lại cướp biển Somali.[69]

Ngày 1 tháng 7 năm 2011 Căn cứ Lực lượng Phòng vệ ở Djibouti khai trương.[70] Ban đầu chứa khoảng 170 nhân viên Lực lượng Phòng vệ và bao gồm các cơ sở hành chính, nhà ở, y tế, nhà bếp ăn uống, và giải trí cũng như nhà chứa bảo dưỡng máy bay và sân đỗ.[71] Hiện tại có khoảng 200 nhân viên và hai máy bay P-3C.[70]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản http://ajw.asahi.com/article/behind_news/politics/... http://www.asahi.com/ajw/articles/AJ201810140027.h... http://www.foreignaffairs.com/articles/66150/georg... http://www.japantoday.com/jp/news/424456 http://rekishi.jkn21.com/ http://www.largeassociates.com/R3126-A1-%20final.p... http://www.marinebuzz.com/2009/03/15/somali-piracy... http://www.nbcnews.com/storyline/fukushima-anniver... http://www.ndtv.com/world-news/japan-approves-reco... http://articles.philly.com/1986-12-31/news/2607043...